Trends
Háo hức diện mấn cùng áo dài dịp Tết đến xuân về, phái nữ đã biết lịch sử hình thành của món phụ kiện truyền thống này chưa?
Đã đăng lúc 31/12/2020
Mấn là một trong những phụ kiện quen thuộc, thường thấy trong những ngày Xuân. Món phụ kiện bé nhỏ này tưởng chừng không quá đặc biệt, hóa ra lại chứa đựng một lịch sử thú vị trải dài theo từng giai đoạn tháng năm.
Mấn hay khăn đóng từ lâu đã là một phụ kiện quen thuộc được nhiều bạn nữ (và một số bạn nam) lựa chọn phối cùng khi diện áo dài đi trẩy hội du Xuân. Trái với những thiết kế có phần cầu kỳ, thậm chí khá nặng của các cô dâu trong ngày cưới, mấn hôm nay được cách tân, trở nên gọn gàng, nhẹ nhàng và thuận tiện cho việc sử dụng ở đời thường. Quen thuộc là thế, nhưng có lẽ mấy ai biết được, đằng sau chiếc mấn đội đầu truyền thống ấy là cả một lịch sử phát triển thú vị, trải dài theo những năm tháng đằng đẵng của dân tộc Việt.
Năm 1744, trong thời kỳ Trịnh, Nguyễn phân tranh, võ vương Nguyễn Phước Khoát ban lệnh toàn cõi Quảng Nam phải ăn mặc theo lối mới để tạo sự khác biệt với người miền ngoài. Do đó, tục vấn khăn đã trở thành một đặc trưng của những người sống tại khu vực Nam Trung Bộ. Đến năm 1830, khi các đạo luật ngặt nghèo của vua Nguyễn Thánh Tổ được ban hành thì khăn đóng mới trở nên phổ biến trên cả nước.
Phụ nữ vấn khăn khá đa dạng, phần mái vuốt hết ra sau hoặc chẻ ngôi giữa. Điểm chung có thể kể đến là họ rất coi trọng sự gọn gàng của phần mái, không bao giờ để lòa xòa.
Mấn cũng có nhiều loại, dành cho nhiều sự kiện khác nhau, như loại bên phải được gọi là mũ mấn, gồm một tấm vải rất dài và dày được quấn nhiều vòng quanh đầu, chỉ dành cho các ngày lễ trang trọng. Loại bên trái được gọi là rí, được sử dụng cho các ngày bình thường. Tùy theo lứa tuổi, giới tính, chức vị mà màu sắc của mấn hay rí của người đội cũng khác nhau. Đặc biệt, màu vàng là màu của hoàng tộc, nếu không phải công chúa hay hoàng hậu mà sử dụng, bạn sẽ bị khép vào tội chết.
Ngoài ra, khăn rằn cũng là một biến thể của mũ mấn, được kết tinh giữa chiếc khăn vấn của người Việt cùng với khăn rằn của người Khmer. Nhưng khác với màu đỏ của người Khmer, khăn của người Việt có màu đen xen trắng. Khăn thường dài 1m2, rộng cỡ 40-50 cm, có thể dùng để cột đầu, cột ngay cổ…
Nếu khăn rằn là nét đặc trưng của người miền Nam thì khăn mỏ quạ lại là một chi tiết đặc biệt của người miền Bắc, được phổ biến từ những năm 1920 và có nhiều biến thể, cách quấn khác nhau theo từng vùng, miền đất nước.
Ngày nay, mấn đã trở thành một phụ kiện quen thuộc, được xuất hiện rất nhiều trên các sàn diễn thời trang.
Thùy Linh
-
Business23/07/2024
Chăm sóc tóc hoàn hảo cùng NC Petra – Nâng cao thương hiệu Salon
-
Business12/08/2024
Đón chờ Lễ Vinh danh và Trao giải danh giá hàng đầu ngành Công nghiệp Tóc và Làm đẹp Châu Á – Golden Bauhinia Awards 2024
-
Hair 36015/08/2024
“Chữa lành” mái tóc – Trải nghiệm dịch vụ Siêu ưu đãi chỉ có tại Salon Vũ Nga
-
Beauty03/07/2024
Hội thảo “Xây kênh chuyên gia” – Đồng hành cùng các nhà tạo mẫu trên hành trình khẳng định thương hiệu chính mình
-
LifeStyle21/06/2024
Mở Khóa Bí Quyết Cho Đôi Mắt Tỏa Sáng: Bí Mật Uốn Mi Đẹp Tự Nhiên Từ Chuyên Gia Nguyễn Mai Anh
-
Hair 36026/07/2024
Cut Workshop Level 1 – Khám phá nền tảng cơ bản của nghệ thuật cắt tóc cùng Chuyên gia sáng tạo Tú Đỗ
-
Beauty09/08/2024
Công nghệ sinh học : Cuộc cách mạng mới trong Ngành Mỹ phẩm tóc
-
Business15/08/2024
Từ quân nhân đến nhà tạo mẫu tóc: Hành trình thành công của NTM Thịnh Tóc Vàng và vai trò của Quản trị trong kinh doanh salon thời nay