Liên hệ với chúng tôi

Beauty

Lưu ý điều gì để quá trình niềng răng không còn gây cảm giác khó chịu?


Đã đăng lúc

Chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng để quá trình niềng răng có được kết quả tốt nhất, nhằm tránh các vấn đề như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng.

Niềng răng ngày càng phổ biến giúp định hình hàm răng đều, đẹp, đưa răng khấp khểnh về đúng chỗ. Phương pháp này còn có thể di chuyển cả phức hợp chân răng, xương ổ răng về vị trí mong muốn, tạo cho gương mặt góc nhìn nghiêng và chính diện hài hòa. Giống như mọi phương pháp thẩm mỹ y khoa, khi có ý định chỉnh nha, trước hết, bạn cần tìm hiểu những lưu ý trước trong và cả sau khi thực hiện để đảm bảo đạt kết quả như ý.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHUẨN BỊ NIỀNG RĂNG

1. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG RĂNG

Trước khi niềng răng bạn cần lưu ý xác định tình trạng răng miệng để có thể lựa chọn được cho mình phương pháp chỉnh nha tốt nhất. Những trường hợp cần thực hiện phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ là:

  • Răng hô móm: răng mọc nhô ra trước hoặc mọc hướng vào trong.
  • Răng mọc lệch lạc.
  • Răng thưa.
  • Khớp cắn không chuẩn.

2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG PHÙ HỢP

Hiện nay có nhiều loại niềng răng như niềng mắc cài kim loại, mắc cài tự động, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign… tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ phù hợp với cấu hình răng và nhu cầu của mỗi người.

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài kim loại có ưu điểm bền, ít gãy vỡ, cho kết quả nhanh, giá thành lại kinh tế. Đây thường là chọn lựa của bậc cha mẹ dành cho con cái bởi ở độ tuổi thanh thiếu niên, chưa có nhiều nhu cầu về mặt thẩm mỹ, giao tiếp.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Mắc cài sứ được người trưởng thành chọn lựa nhiều hơn do yêu cầu thẩm mỹ.
  • Mắc cài tự khóa: Xuất hiện nhiều hơn với các ưu điểm như không cần mắc thun, buộc kẽm, mắc cài tự đóng lại và giữ dây cung bằng clip hoặc các rãnh trượt tự khóa…Sự lựa chọn này phù hợp cho những ca răng chen chúc nhiều và muốn giảm số lần hẹn đến thay thun, buộc kẽm.

Ngoài ra còn có mắc cài mặt trong, mắc cài vô hình…nhưng chỉ định điều trị của các mắc cài này còn nhiều hạn chế, chưa thể đạt kết quả tối ưu với các ca điều trị phức tạp như mất răng, sai khớp cắn, răng mọc lệch nhiều…Vì thế bác sĩ thường phải khám răng kỹ trước khi kết luận bạn có áp dụng được những phương pháp này không.

SAU KHI NIỀNG RĂNG, BẠN CẦN CHÚ Ý GÌ?

1. VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC RĂNG

Sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng cũng như các bệnh về nướu. Do đó, hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải thường hoặc bàn chải điện kết hợp bàn chải kẽ, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa, đồng thời dùng nước súc miệng thường xuyên.

2. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc, hầm… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng. Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:

  • Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.
  • Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
  • Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.

3. NHỮNG LƯU Ý KHÁC

Trong quá trình niềng răng, có những giai đoạn, bác sĩ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài… nhằm tăng lực kéo của dây cung. Bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình nhanh có kết quả. Ngoài ra, những thói quen xấu như cắn bút, cắn móng tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng…bạn cũng nên loại bỏ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

Nguồn: Tổng hợp

Trending