Liên hệ với chúng tôi

Business

Takara Belmont – Giải pháp sức khoẻ và vóc dáng cho giới làm đẹp


Đã đăng lúc

Từ hàng ngàn năm trước con người đã biết quan tâm đến cái đẹp và việc làm đẹp. Theo đó, rất nhiều phương pháp cùng công cụ làm đẹp đã ra đời và ngày càng được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp nhưng đồng thời cũng hướng đến sự an toàn, đến sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể như thế nào? Đó chính là nội dung của buổi Tọa đàm mang chủ đề “Công thái học – sức khỏe và vóc dáng” do thương hiệu Takara tổ chức cùng các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ.

 

Buổi tọa đàm có sự tham gia của GS. TS Lê Gia Vinh – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, Nhà tạo mẫu Huyền Hương, Đại diện thương hiệu Takara Belmont tại Việt Nam – Bà Quách Ngọc Anh, và Nhà báo Nguyễn Duy Quang, đã đưa ra những vấn đề rất thực tế về “sức khỏe nghề nghiệp” trong ngành làm đẹp hiện nay. Từ đó, chỉ ra giải pháp thiết thực để cải thiện tình trạng này.

Từ trái sáng phải là ông Nguyễn Duy Quang, ông Lê Gia Vinh, bà Huyền Hương và bà Quách Ngọc Anh

Ai cũng muốn sở hữu một mái tóc đẹp, song, khi nghĩ đến “công cuộc làm đẹp” tại salon thì tâm lý chung thường thấy đó là NGẠI, là SỢ bởi công cuộc ấy phải mất rất nhiều thời gian, và đồng thời với thời gian kéo dài đó chính là sự oải mệt. Thế nên, sẽ chẳng có gì lạ khi bắt những nét mặt bơ phờ, những tiếng thở dài, hay những đôi mắt mỏi mệt của khách làm tóc tại salon.

Đó là khách hàng, còn phía nhà tạo mẫu, thợ làm tóc thì sao?

“Nếu khách hàng mỏi lưng thì lưng của chúng tôi cũng đau buốt. Nếu khách hàng mỏi cổ vai gáy thì cổ vai gáy của chúng tôi cũng cứng lại. Nếu khách hàng mất một buổi, một ngày ở salon để làm tóc thì chúng tôi lặp đi lặp lại việc làm tóc hàng ngày, hàng giờ, liên tục và liên tục” – NTM Huyền Hương cho biết – “Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng tôi kể khổ hay sẽ bỏ nghề. Làm đẹp cho từng mái tóc là đam mê cả đời, khi được làm việc chúng tôi sẽ quên hết mệt mỏi, song, thực tế tôi nghĩ cần thiết phải có giải pháp cho những vấn đề này, để khách hàng khi đến salon sẽ cảm thấy được thư giãn chứ không phải để chịu đựng”, NTM chia sẻ thêm.

Nhà tạo mẫu Huyền Hương

GS. TS. Lê Gia Vinh đã phân tích và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng, các cơn đau ấy chính là do làm việc lâu ở một tư thế không thoải, gò bó, ít thay đổi. Giáo sư cũng chỉ ra rằng, các triệu chứng đau và mệt mỏi là khác nhau, cần phân biệt rõ. Ông cho biết: “Đau là biểu hiện của bệnh lý, ví dụ như dạ dày bị viêm – ta đau dạ dày, ví dụ như ta bị gãy xương – ta đau xương,.. Còn mệt mỏi thì lại là biểu hiện của sinh lý, khi ta ở mãi một tư thế gần như bất động, tư thế rất khó chịu. Sự mệt mỏi này thông thường chỉ là cấp tính, có thể qua đi nhanh chóng khi ta nghỉ ngơi, hoặc chỉ đơn giản là ngủ một đêm sau cả ngày làm việc. Ấy thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều giờ trong nhiều ngày, hoặc kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trong cuộc đời nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính, chẳng hạn như vẹo cột sống do thế không thoải mái, hay những bệnh liên quan đến tiêu hóa do chế độ ăn uống không đảm bảo, hay sỏi thận, sỏi niệu quản do không có thời gian đi vệ sinh,… hay nhiều bệnh khác nữa, nhưng quan trọng nhất là bệnh về thần kinh ngoại vi”.

Có lẽ những dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng này không có gì lạ với những người trong nghề làm đẹp, và thậm chí cả với khách hàng của họ. Ấy thế nhưng, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và phương cách giải quyết triệt để thì có lẽ không phải ai cũng từng làm. Theo GS. TS Lê Gia Vinh, nguyên nhân ở đâu, giải quyết ở đó. Cụ thể, triệu chứng về tiêu hóa thì điều chỉnh về chế độ ăn uống, về thần kinh ngoại vi, biểu hiện của xương khớp thì điều chỉnh về tư thế, … Và quan trọng không kém, chính là điều chỉnh về công cụ. Khi điều kiện hoàn cảnh nghề nghiệp bắt buộc giới tạo mẫu phải làm việc thường xuyên, liên tục thì việc cải tiến công cụ lao động góp phần không nhỏ giúp giảm bớt thương tổn về sức khỏe.

Đại diện thương hiệu Takara Belmont tại Việt Nam – Bà Quách Ngọc Anh

Trao đổi về giải pháp đảm bảo sức khỏe lao động, giáo sư nhấn mạnh đến khái niệm Công thái học – một môn khoa học về khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể tăng khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay để bù trừ khiếm khuyết, bảo vệ điểm yếu.

Giáo sư cho biết: “Thực ra, ngay từ thời kì đồ đá, từ những buổi bình minh của nhân loại, loài người đã biết chế tác các công cụ bằng đá để phục vụ cho cuộc sống với những hình thức phù hợp với kích thước cơ thể, đó chính là sự thể hiện sơ khai của Công thái học – Ergonomics – thế nhưng, phải đến khoảng gần 50 năm trước đây, bộ môn này mới được chính thức thừa nhận. Công là công nghiệp, công cụ, là lao động – thái là hình thái, kích thước cơ thể,.. Nghĩa là gì, hình thái và kích thước cơ thể phải phù hợp, phải tương thích với công việc, với công cụ của họ. Giữa con người và máy móc phải có sự phù hợp cả về kích thước, hình thái, về nhân trắc học mà còn phải phù hợp cả về cơ sinh học, tức là về lực tác động lên công cụ lao động”.

GS.TS Lê Gia Vinh

Trên thực tế, các nhà sản xuất đều nỗ lực đưa ra các sản phẩm tiên tiến, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm bớt tổn thương thể chất cho con người, không chỉ riêng lĩnh vực làm tóc, làm đẹp mà ở tất cả lĩnh vực hoạt động của đời sống. Takara Belmont là một thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm “thân thiện”, thân thiện với môi trường và thân thiện với người sử dụng. Đội ngũ sáng chế của hãng là những nhà thiết kế luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, không chỉ giỏi kỹ thuật, họ còn hiểu rõ đặc tính cơ thể cũng như đặc tính vận động của con người, nhờ đó, Takara tự hào với những sản phẩm giúp người sử dụng cảm thấy thư giãn, thoải mái mà như NTM Huyền Hương chia sẻ: “Mười năm trước tôi mới bắt đầu được tiếp xúc với Takara Belmont, đó là một chiếc ghế mà khi ngồi lên tôi chỉ muốn thốt lên ‘Sao lại có thứ tuyệt vời đến vậy nhỉ’. Thật ra không phải tôi quảng cáo, tôi phóng đại mà sự thực là tôi cảm thấy cực kì thoải mái khi ngồi ghế của Takara, nói thế nào nhỉ, cảm giác như nó ăn khớp với từng bộ phận cơ thể, nó biết cái lưng của tôi cần gì và nó hiểu cái vai của tôi muốn gì”.

Chiếc ghế mà NTM Huyền Hương nói riêng và nhiều người khác coi là “kì diệu” ấy chính là sản phẩm được ra đời dựa trên nguyên lý công thái học. “Ở Takara, các thiết kế đều được đưa ra dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa nguyên lý công thái học và sự tương quan với con người. Máy móc – công nghệ – thiết bị luôn có sự tương quan chặt chẽ trong quá trình thiết kế. Hãng đưa ra các tiêu chí gần như tuyệt đối, gần như xác suất 100%, chẳng hạn về độ nghiêng, góc nghiêng của ghế là 5o và độ vát, độ ngả lưng ghế là 101,5o, cũng như độ nghỉ lưng ghế, chiều cao không được quá 40cm, hay cần nâng hạ thủy lực quy chuẩn 6 giây/15cm. Tất cả đều đảm bảo quá trình nghiêm ngặt trong khâu sản xuất. Những điều này đã được thử nghiệm trên hơn 10.000 người khác nhau để đưa ra kết quả là sản phẩm cuối cùng đến tay người sử dụng. Cá nhân tôi cũng là một người phụ nữ, tôi cũng thường hay phải đi làm đẹp và tôi hiểu rất rõ sự mệt mỏi khi phải ngồi cả ngày dài ở salon nó như thế nào. Và với Takara Belmont, những chiếc ghế mang đến sự thoải mái cho người sử dụng thì sự oải mệt đó giảm đi rất rất nhiều. Hơn nữa, Takara vô cùng tự hào khi có thể giúp các Nhà tạo mẫu, các nghệ sĩ có thể giải phóng bớt nỗi lo về sức khỏe lao động để có thể tập trung sáng tạo, thăng hoa làm đẹp cho đời”.

Không thể phủ nhận, Công thái học (Ergonomics) chính là bí mật đằng sau sự thoải mái của mỗi sản phẩm công nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự thành công của một nhà thiết kế. Các nhà thiết kế luôn phải tìm kiếm và loại trừ tất cả những yếu tố gây bất lợi cho con người khi sử dụng sản phẩm cùng công nghệ sản xuất mới. Đó cũng là quá trình tất yếu của sự nâng cấp, tiến hóa của sản phẩm. “Các nhà sáng chế phải luôn chú ý đến sự thay đổi kích thước chung của loài người, theo thống kê, cứ độ khoảng chục năm, kích thước ấy lại có sự thay đổi, nên phải hết sức cập nhật, phải chú ý yếu tố nhân trắc học để các sản phẩm luôn phù hợp với cơ thể người. Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe lao động, tăng tuổi nghề, tăng năng suất và hiệu quả làm việc cho người sử dụng.” – GS.TS. Lê Gia Vinh.

Mộc Uyên

Trending